Điểm tin : Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam, Tháng 1/2022

 

KHÔNG CÒN THỜI GIAN ĐỂ LÃNG PHÍ – Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam

 

Theo đánh giá của Ngân

 hàng thế giới tại Việt Nam ,trong 30 năm qua Việt Nam đã đạt thành tích phát triển đáng ghi nhận. Việc chuyển đổi kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã đẩy nền kinh tế của Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trên Thế giới dần phát triển và đi lên. Hiện tại Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Nam Á. 

 

Năm 2021 Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi vào quý 1, đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài từ tháng 4 đã làm chệch quá trình phục hồi và để lại hậu quả nghiêm trọng về con người và kinh tế. GDP của Việt Nam ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.

Năm 2022 kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,5% với giả định là đại dịch về cơ bản sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước. Kinh tế sẽ phục hồi một phần là nhờ chính sách tài khóa được nới lỏng hơn, ít nhất là trong nửa đầu năm 2022.

 

Khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 và khi chính quyền các cấp bắt tay vào triển khai Chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội 2021 – 2030 hướng tới phát triển bền vững hơn, câu hỏi quan trọng được đặt ra là thương mại có vai trò gì trong quá trình chuyển đổi đó ?

Báo cáo “Điểm lạiTháng 1/2022” của Ngân hàng Thế Giới sẽ cập nhật cho chúng ta biết về tình hình kinh tế Việt Nam mới nhất và chỉ ra Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam.

 

Vừa cố gắng hồi phục kinh tế và vừa đẩy mạnh kinh tế phát triển theo kịp các nước phát triển trên Thế Giới Doanh nghiệp Việt Nam không còn nhiều thời gian để Lãng Phí. Chuyên đề của báo cáo sẽ đi sâu vào phân tích làm thế nào Việt Nam có thể chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực thương mại, xử lý những thách thức và tận dụng những cơ hội mới phù hợp với tầm nhìn phát triển trong thập kỷ tới.

 

Đọc – Tải nội dung Báo Cáo.

 

Carolyn Turk - Giám đốc  Ngân hàng Thế giới tại Việt NamCarolyn Turk – Giám Đốc ngân hàng thế giới tại Việt Nam 

 

“Thương mại sẽ là hợp phần chính trong chương trình hành động vì khí hậu của Việt Nam trong những năm tới. Thúc đẩy thương mại xanh sẽ không chỉ giúp Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm bảo thương mại tiếp tục tạo ra nguồn thu nhập và việc làm quan trọng.”

 

Nguồn Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam.